Bán biệt thự hiện đại mới xây
Kinh nghiệm mua nhà trả góp với kinh phí 20tr/tháng
Mua chung cư trả góp là không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mua mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ cho người mua vay khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền vay gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do hai bên cho vay và đi vay thỏa thuận.
Thế nào là mua chung cư trả góp?
Lưu ý Mua chung cư trả góp – giải pháp giúp bạn sớm sở hữu được ngôi nhà xây dựng tổ ấm
Thông thường, thời gian trả nợ gồm 2 hình thức là ngắn hạn và dài hạn. Tiền gốc và tiền lãi có thể thanh toán theo kỳ hạn. Số tiền trả nợ mỗi kỳ và mức lãi suất phụ thuộc theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa 2 bên.
Hình thức này được áp dụng nhiều nhất khi mua căn hộ chung cư và nhà phố xây liền kề. Bởi chủ đầu tư hợp tác với ngân hàng để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng trong việc vay tiền mua nhà với lãi suất ưu đãi và giải quyết nhanh chóng các thủ tục hồ sơ vay.
Lợi thế khi mua chung cư trả góp?
Mặc dù hiện nay phương thức vay mua nhà trả góp đang rất phổ biến nhưng có rất nhiều người vẫn đang băn khoăn có nên mua nhà trả góp hay không? Những lợi thế của phương thức này ngay sau đây có lẽ sẽ hữu ích cho bạn:
+ Bạn có thể sở hữu ngôi nhà của mình ngay cả khi chưa có đủ năng lực tài chính để thanh toán 100% giá trị căn nhà.
+ Đây là kinh nghiệm mua căn hộ trả góp giải quyết bài toán tài chính của đa số người trẻ có thu nhập trung bình và tích lũy tài chính chưa “dày”. Giúp họ thoát khỏi cảnh sống trong nhà trọ chật hẹp và rút ngắn thời gian sở hữu nơi an cư ở thành phố để yên tâm làm việc, xây dựng tổ ấm.
+ Ngân hàng hỗ trợ cho người mua nhà vay tiền với các gói trả góp khác nhau với tổng khoản vay lên đến 70% giá trị căn nhà. Bạn có thể trả góp tiền vay và tiền lãi cho ngân hàng bằng tiền lương hàng tháng của mình. Hoặc tiến hành hoàn trả cho ngân hàng theo quy định từng quý với số vốn và lãi suất cam kết.
+ Thời hạn trả nợ được kéo dài trong nhiều năm, tối đa lên đến 20 – 30 năm (tùy ngân hàng), giúp giảm nhẹ áp lực tài chính cho người mua nhà. Nếu thời hạn trả nợ càng dài thì số tiền trả cho ngân hàng mỗi tháng lại càng thấp.
Bài toán thu nhập 20 triệu tháng có nên mua chung cư trả góp?
Với những người thu nhập thấp, để sở hữu một căn hộ thì mua chung cư giá rẻ với hình thức trả góp sẽ là một sự lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định mua nhà trả góp, bạn sẽ có khá nhiều điểm cần phải tìm hiểu kỹ càng.
Theo chúng tôi, thu nhập 20 triệu/ tháng bạn vẫn có thể mua chung cư trả góp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây.
1. Mua nhà trả góp với mức lương 20 triệu là khả thi
“An cư lạc nghiệp” là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn, khi sinh sống và làm việc tại thành phố. Mơ ước có một căn nhà cho chính mình là điều không hề dễ dàng ở thành phố. Chính vì vậy, mà nhiều người có áp lực tâm lý cần phải sở hữu một căn nhà riêng. Và thậm chí là vay nợ để có thêm động lực để kiếm tiền trả nợ.
Hay suy nghĩ rằng, số tiền đóng lãi mỗi tháng bỏ ra là để sở hữu cái của mình, còn số tiền thuê nhà phải đóng là số tiền mất đi hàng tháng. Khi mức lương 20 triệu/ tháng, liệu có mua được một căn chung cư không? Câu trả lời là có! Nếu bạn quyết tâm và kiên trì, đồng thời biết cách chi tiêu và có kế hoạch tiết kiệm hợp lý.
Theo các chuyên gia tài chính, hàng tháng bạn nên trích từ 20-30% trên tổng thu nhập để tiết kiệm. Bởi đây là con số sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi thực hiện kế hoạch tiết kiệm. Cũng như đảm bảo cho việc chi tiêu hàng ngày không bị áp lực.
Chẳng hạn, với mức lương 20 triệu/ tháng, bạn có thể tiết kiệm khoảng 7 triệu mỗi tháng. Như vậy, sau 1 năm, bạn sẽ tiết kiệm được 84 triệu đồng. Qua 4 năm, bạn sẽ có khoảng 336 triệu trong tay. Cộng thêm số tiền từ việc vay mượn bạn bè và người thân hay kiếm thêm thu nhập từ những nguồn khác.
>>> Bạn sẽ có khoảng 500 triệu sau 4 năm. Với con số này, bạn hoàn toàn có thể mua một căn chung cư mức giá khoảng 1 tỷ với việc trả góp.
Tuy nhiên, nên cân nhắc và tìm hiểu thông tin chính xác về mức lãi suất hàng năm. Thông thường, con số lãi suất mà ngân hàng đưa ra trong vòng từ 6-12 tháng là rất hời. Nhưng từ 1-5 năm, mức lãi suất sẽ tăng theo thời gian. Như vậy, việc trả góp hàng tháng sẽ trở nên khó khăn hơn nếu không có sự tính toán kỹ càng.
2. Áp dụng quy tắc hai lần 50
Hai nguyên tắc bạn nên lưu ý, khi quyết định mua nhà chung cư đó là “hai lần 50”. Quy tắc này, giúp bạn cân nhắc về tình hình tài chính cho kế hoạch mua nhà.
- Nguyên tắc thứ 1: Số tiền vay ngân hàng không quá 50% giá trị căn hộ. Nghĩa là bạn nên tích lũy ít nhất 50% giá trị căn hộ, rồi hãy tính đến phương án mua trả góp. Điều này giúp bạn không quá áp lực và gánh nặng với con số đang nợ cũng như trả lãi hàng tháng.
- Nguyên tắc thứ 2: Số tiền trả góp không quá 50% mức thu nhập hàng tháng. Với hơn 50% còn lại, cần để chi tiêu cho các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống; tái tạo lại sức lao động để tiếp tục kiếm tiền.
Hiện tại mức thu nhập của bạn là 20 triệu/ tháng. Giả sử, sau 3 – 4 năm đi làm, đã tích góp được 250 triệu – 300 triệu.
Tích lũy dài hạn cho kế hoạch mua nhà
Như vậy, theo nguyên tắc 1 trên, bạn cần phải có tối thiểu 50% giá trị ngôi nhà. Tức là giá trị ngôi nhà là 600 triệu, lúc đó bạn mới có thể quyết định mua. Nhưng với số tiền đó thì rất khó để có một căn nhà tại thành phố.
Bạn cần thêm thời gian để tích lũy nhiều hơn. Cố gắng ít nhất từ 1 – 1,5 năm năm nữa. Cùng với tiến độ tiết kiệm như trên, bạn sẽ có trong tay khoảng 500 triệu.
>>> Lúc này, bạn có thể tham khảo giá chung cư có mức giá khoảng 1 tỷ. Và việc sở hữu một căn nhà là điều khả thi.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng về các mức lãi suất trả góp. Và thời hạn vay trong bao lâu. Lúc này, cần đảm bảo nguyên tắc thứ 2. Số tiền trả ngân hàng hàng tháng không quá 50% thu nhập. Tức không vượt quá 10 triệu đồng. Nếu mức lãi suất ngân hàng quá cao, số tiền hàng tháng bạn cần trả cao hơn 10 triệu. Bạn không nên quyết định mua nhà, có thể tích lũy thêm một vài năm. Để đảm bảo không gặp áp lực trả nợ.
Mua nhà là một việc quan trọng, bạn cần có sự tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị cho kế hoạch tiết kiệm cũng như chi tiêu. Và cân nhắc đến khả năng tạo ra nguồn thu nhập mới, để tránh gánh nặng trả nợ quá lớn.
3. Lập kế hoạch cân đối chi tiêu
Để tiết kiệm một khoản tiền cố định hàng tháng từ mức lương 20 triệu/ tháng. Bạn nên lập kế hoạch cân đối chi tiêu và tiết kiệm. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát và đạt hiệu quả trong quản lý chi tiêu.
Trước tiên, cần liệt kê tất cả các khoản chi phí sinh hoạt trong một tháng. Sau đó, phân loại chúng vào khoản chi tiêu thiết yếu và chi tiêu không thiết yếu. Các khoản chi thiết yếu là khoản không có chúng, bạn sẽ “chết” như tiền thuê nhà, điện nước, xăng xe, ăn uống,… Còn lại những khoản không cần thiết như: giải trí, mua sắm, du lịch,… nên hạn chế để tạo thói quen chi tiêu hợp lý cũng như đạt được dự định trong thời gian sớm nhất. Hãy tạo thói quen ghi chép chi tiêu hàng ngày, tổng kết vào cuối tuần. Điều này giúp bạn nắm rõ việc chi tiêu một cách chính xác. Và có kế hoạch chi tiêu với số dư còn lại.
4. Kết hôn để có người chia sẻ về tài chính
Việc tích lũy một khoản tiền với mức lương 20 triệu/ tháng, để mua nhà là điều không dễ dàng. Vì vậy, để giảm bớt gánh nặng cũng như áp lực, nên tìm cho mình một người bạn đời. Cả hai cùng san sẻ nỗi lo về tài chính. Đây là một trong những phương án hữu hiệu, nếu bạn muốn hoàn thành kế hoạch mua nhà sớm nhất.
Lúc này mức thu nhập không chỉ là 20 triệu/ tháng mà có thể là 30-40 triệu/ tháng. Đồng thời, khi có gia đình bạn sẽ có trách nhiệm hơn, đặc biệt việc mua nhà để xây dựng tổ ấm hạnh. Tuy nhiên, một điều kiện tiên quyết là không nên sinh em bé trong khoảng thời gian này.
Bởi khi có em bé, bạn sẽ tốn một khoản không hề nhỏ để lo cho con. Dự định mua nhà sẽ rất khó thể hoàn thành. Hai bạn cần bàn bạc và thống nhất về những dự định trong tương lai. Nên ưu tiên cho những dự định nào trước. Để tránh xảy ra mâu thuẫn có thể xảy ra.
5. Tham khảo bảng kế hoạch mua nhà giá 1 tỷ với thu nhập 20 triệu/tháng
► Tổng thu nhập: 20 triệu/tháng.
► Nguồn tiền:
+ Tiền tích góp có sẵn: 500 triệu đồng.
+ Tiền vay vốn ngân hàng: 500 triệu đồng.
► Giả thiết gói vay 15 năm, lãi suất 10.5%/năm. Vậy tổng tiền gốc và tiền lãi vợ chồng bạn phải trả hàng tháng là 7.1 triệu/tháng, được tính theo công thức:
+ Tiền gốc hàng tháng: 500/(15×12) = 2.8 triệu/tháng;
+ Tiền lãi hàng tháng: 500 x 10.5%/12 = 4.3 triệu/tháng
Trường hợp vợ chồng bạn vay tối đa 70% giá trị căn nhà là 700 triệu đồng thì hàng tháng sẽ phải trả cả gốc và lãi khoảng 10 triệu đồng.
► Vậy số tiền vợ chồng bạn còn lại sau khi trả góp mua nhà rơi vào khoảng từ 10 – 13 triệu đồng, hoàn toàn đảm bảo chi tiêu nếu biết tiết kiệm.
Chia sẻ kinh nghiệm mua chung cư trả góp giúp bạn thành công
Khi đã thực hiện thành công kế hoạch tiết kiệm tiền mua nhà. Bạn nên cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua nhà. Dưới đây là một số kinh nghiệm mua chung cư trả góp bạn cần lưu ý.
Rủi ro và giải pháp khi mua nhà trả góp
Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý của hình thức mua nhà trả góp xảy ra khi chủ đầu tư hoặc chính chủ căn nhà bán thiếu các giấy tờ quan trọng như Sổ đỏ, sổ hồng, bản vẽ thi công, bản vẽ phù hợp với quy hoạch. Người mua có thể phải đối mặt với nguy cơ mất trắng tài sản nếu không cẩn thận kiểm tra & xác minh rõ tính hợp pháp của căn nhà sắp mua.
+ Giải pháp
Giải pháp dành cho bạn là: Hãy yêu cầu bên bán cung cấp cho xem các giấy tờ liên quan đến căn nhà, căn hộ và các giấy tờ khác trong trường hợp vay nợ, thế chấp… Sau đó, bạn hãy đến cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu đất để kiểm tra thông tin gốc, xem vị trí tài sản đó có thuộc quy hoạch nào không.
Rủi ro tài chính
Khá nhiều người mua nhà trả góp gặp phải rủi ro tài chính, chủ yếu trong vấn đề áp lực tài chính sau khi mua nhà và vấn đề đặt cọc. Cụ thể:
+ Vấn đề áp lực tài chính sau khi mua nhà
Muốn mua nhà trả góp, nhất định bạn phải có trong tay một khoản tiền tích lũy và các chứng từ, hóa đơn chứng minh thu nhập hàng tháng để vay vốn ngân hàng. Thế nhưng không ít người đã “tay không đi đánh giặc” thậm chí còn mua nhà lớn với tài chính eo hẹp nhưng lại chọn gói trả góp ngắn hạn. Do đó người mua nhà không tránh khỏi căng thẳng và áp lực khi phải trả một số tiền lớn hàng tháng, gồm cả tiền gốc & tiền lãi.
Lưu ý, nếu bạn có ý định dùng tiền lương để mua nhà trả góp tại TP HCM thì không nên vay quá 50% giá trị căn nhà hoặc căn hộ mình định mua. Và việc trả góp hàng tháng cũng không nên vượt quá 50% tổng thu nhập của gia đình.
+ Vấn đề đặt cọc
Trong các giao dịch mua bán nhà, bên mua đặt cọc cho bên bán không quá 10% giá trị tài sản. Đặc biệt trong giao dịch mua bán căn hộ chung cư, người mua sẽ được trả dần theo tiến độ xây dựng sau khi đặt cọc.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, có không ít trường hợp người mua gặp phải rủi ro mất hết số tiền đặt cọc vì chủ đầu tư không xây dự án, người bán không bàn giao nhà đất rồi ôm tiền cọc của khách “biến mất”.
+ Giải pháp cho vấn đề rủi ro tài chính
Vì vậy, dù mua nhà theo hình thức trả hết tiền trong 1 lần hay trả góp thì bạn cũng phải định giá căn nhà, hoạch định rõ năng lực tài chính, xác định khoản vay là bao nhiêu tiền, thời gian trả góp là bao lâu… Nếu vợ hoặc chồng thất nghiệp hay khi thị trường biến động thì xử lý như thế nào? Tốt nhất, bạn nên tính toán trước những vướng mắc có thể đến và giải pháp xử lý kịp thời.
Hợp đồng đặt cọc phải thể hiện chi tiết về nhân thân bên mua – bên bán, thời gian đặt cọc, giá trị mua bán, cách thức thanh toán, tiền đặt cọc, bên chịu thuế…
Rủi ro lãi suất
Thực tế cho thấy có không ít người đã vội tin vào những “lời đường mật” của nhân viên ngân hàng khi giới thiệu gói vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn như 7.5%/năm, 8.5%/năm… rồi vội quyết định ký hợp vay vốn mà quên hỏi thời hạn sử dụng của chúng là bao lâu? Để rồi sau đó ngã ngửa vì mức lãi suất đã thay đổi, vượt xa lãi suất trong lời giới thiệu ban đầu.
+ Giải pháp:
Để tránh gặp phải rủi ro về lãi suất, bạn cần tìm hiểu chính sách vay và ưu đãi của các ngân hàng uy tín hiện nay. Sau đó so sánh ưu điểm và hạn chế của các ngân hàng với nhau rồi mới quyết định vay tiền mua nhà ở ngân hàng nào để nhận được lợi ích tốt nhất. Nhất là trước biến động từ thị trường, quyền & lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo.
Đánh giá khả năng thanh toán của bản thân
Tính toán năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng khi mua căn hộ trả góp để tránh việc mất khả năng trả nợ hoặc phát sinh thêm những khoản vay không đáng có, đẩy giá trị căn hộ lên quá cao so với thực tế. Để đánh giá khả năng thanh toán của bản thân, người mua nhà có thể xác định thông qua các chỉ số như sau:
Khả năng tài chính (1): Số tiền tiết kiệm hiện có, thu nhập hàng tháng của bản thân hoặc gia đình sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí sinh hoạt mỗi tháng. Thông thường chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ chiếm 30% trên tổng thu nhập có được.
Khả năng tài chính hỗ trợ (2): là khoản tiền mà người mua nhà nghĩ rằng sẽ được người thân hỗ trợ. Đây là phần tiền hỗ trợ để mua nhà bằng cách cho vay không lấy lãi hoặc chỉ áp dụng mức lãi suất bằng hoặc thấp hơn lãi suất ngân hàng và lãi suất cố định trong suốt thời gian vay.
Khả năng trả nợ (3): Sau khi mua chung cư trả góp thì việc phải làm là trả nợ, vì thế người mua cần phải biết chính xác số tiền cần chi trả cho khoản nợ của mình vào mỗi tháng là bao nhiêu và lãi suất phải biến động trong tầm kiểm soát (tốt nhất là nên có một bản cam kết thêm về mức tăng lãi suất không vượt quá mức trần cho phép), đặc biệt là không có các khoản chi phí phát sinh hoặc nếu có thì chi phí phát sinh không đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về tài chính và năng lực trả nợ, người mua không nên vay quá nhiều, chỉ nên vay tối đa 30% – 40% giá trị căn nhà để tránh mất khả năng chi trả.
Nếu (1) + (2) ≥ (3) thì việc mua chung cư trả góp là khả thi. Ngược lại, bạn cần xem xét lại kế hoạch mua nhà của mình.
Khảo sát giá kỹ càng
Mua căn hộ chung cư hiện nay có 2 dạng là dự án đã có người ở hoặc dự án đang xây và rao bán. Tùy thuộc vào từng dạng tương ứng mà có những cách khảo sát giá khác nhau.
Chẳng hạn, đối với chung cư đã có người ở, nếu muốn khảo sát giá bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng, các diễn đàn. Hoặc đến trực tiếp và hỏi thăm những hàng quán gần đó. Việc này giúp bạn nắm được nhiều thông tin hữu ích.
Còn nếu căn hộ bạn đang nhắm tới thuộc một dự án đang xây dựng thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu tại các website bất động sản uy tín.Qua đó, bạn sẽ tìm thấy những thông tin về chủ đầu tư, diện tích dự án, tiện ích căn hộ, những ưu đãi cho người mua nhà sớm…
Phong thủy, môi trường, cộng đồng dân cư
Nếu là người quan tâm tới phong thủy, bạn nên xem xét hướng của chung cư, căn hộ sao cho phù hợp với bạn, trước khi quyết định mua. Tránh trường hợp sau khi mua về phải tốn quá nhiều tiền để cải tạo và chi tiêu cho việc hóa giải phong thủy xấu.
Hơn nữa, bạn nên xem xét cộng đồng dân cư kế cận chung cư nếu là chung cư mới, hay dân cư trong chung cư nếu là chung cư đã có người sử dụng, để xem nơi này có phù hợp với lối sống của bạn hay không.
Giao thông đi lại cũng là yếu tố bạn cần quan tâm.Bạn nên kiểm tra đường ra vào có thuận tiện hay không? Có ngập nước mùa mưa không? Gần nhà trẻ, trường học, bệnh viện. khu vực có được an ninh như cam kết hay không?
Tìm hiểu kỹ thông tin
Đây là một bước rất quan trọng và là cơ sở để giúp người mua có được một cái nhìn tổng thể về dự án như: vị trí, thiết kế, các tiện ích, cơ sở hạ tầng, giá cả, thông tin chủ đầu tư…
Bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như: những người đã từng mua chung cư hoặc am tường về lĩnh vực bất động sản, thông tin chọn lọc trên internet, nhân viên tư vấn của các sàn bất động sản…
Kiểm tra nội dung hợp đồng
Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng mua nhà bạn nên xem xét kỹ các điều khoản quy định trong hợp đồng mua nhà. Giá cả và thời gian thanh toán phải được quy định rõ ràng, cụ thể. Tránh để phát sinh thêm các chi phí không hợp lý cũng như những mốc thời gian thanh toán không phù hợp với khả năng tài chính hiện tại của bạn.
Bạn cũng có thể yêu cầu điều chỉnh bổ sung một số thông tin xem là không phù hợp. Bạn cũng có thể yêu cầu chủ đầu tư hỗ trợ một phần chi phí liên quan như chiết khấu, phí quản lý chung cư, phí mua sắm nội thất… Nếu được, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của luật sư về các điều khoản hợp đồng để có những lời tư vấn thích hợp và không nên đặt cọc trước khi thương lượng.
Nên mua chung cư hay mua nhà riêng?
Mua căn hộ chung cư hay mua nhà riêng đang là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là gia đình trẻ có 1-2 thế hệ chung sống.
Và trong suốt 7 năm làm nghề bất động sản, chúng tôi liên tục chứng kiến nhiều cảnh vừa mua xong không thích hợp nên chịu bán lỗ, rồi những vụ đầu tư thất bại do không tìm hiểu kỹ…
Chính vì vậy chúng tôi viết bài này nhằm giúp cho bạn đọc có quyết định sáng suốt hơn khi có nhu cầu mua nhà chung cư hay nhà riêng. Bài viết là sự kết hợp giữa kinh nghiệm “xương máu” của chúng tôi và tham khảo thêm của một số tác giả có cùng quan điểm.
I. Nhà chung cư
1.Ưu điểm
– Khi bạn sống ở một căn hộ chung cư từ trung cấp đến cao cấp có hạ tầng tương đối đồng bộ, bạn sẽ được tận hưởng những tiện ích và dịch vụ hiện hữu mang lại.
Đó là siêu thị, café, quán nhậu, khu vui chơi trẻ em, công viên cây xanh, ngân hàng, trường học, nhà thuốc, bể bơi, phòng tập thể dục thẩm mỹ, sân đánh tenis, bóng đá, hồ cảnh quan,…
– Cuộc sống trở nên văn minh hơn bởi mọi thứ đều được ban quản lý điều tiết và giải quyết– Tất cả các phòng trong căn hộ đều nằm trên cùng một mặt bằng, bạn sẽ không cần phải leo cầu thang, muốn đi xuống dưới đã có thang máy và chính vì sinh hoạt trên cùng mặt bằng nên tình cảm gia đình từ đó cũng ấm cúng hơn, tiện cho việc trông coi, chăm sóc con cái, người già,…
– An ninh tốt hơn do được bảo vệ 24/24 với bảo vệ, trông xe, hệ thống camera, thẻ từ ra vào….
– Căn hộ chung cư đặc biệt phù hợp nếu bạn có con nhỏ. Vì ở đó có sân chơi cho bé, bé được giao tiếp với các bé cùng trang lứa trong một môi trường thoáng mát, rộng rãi và an toàn.
– Nếu bạn ở tầng cao, từ tầng 8 trở lên không khí sẽ rất thoáng và mát mẻ, bạn sẽ tận hưởng cảnh view đẹp, nhà lúc nào cũng lộng gió, thư giãn giảm stress,…
– Ở chung cư, bạn sẽ không bao giờ phải lo về mối mọt, ruồi, muỗi, chuột bọ.
– Khi khoản tài chính của bạn chưa đủ để mua căn hộ thì đừng lo, bạn có thể vay ngân hàng mua khá dễ dàng
– Thanh toán linh hoạt, đóng tiền chia nhỏ từng đợt từ khi bắt đầu xây móng nên nhiều người có thể thu xếp dần
2. Nhược điểm
– Cần hạ tầng xã hội đồng bộ. Nếu chỉ là tòa nhà chung cư trơ chọi, cư dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chắc chắn bạn không muốn để mua một gói mỳ mà phải đi quãng đường xa hàng kilomet chứ.
– Chung cư thường được quản lý chặt chẽ. Muốn xây dựng, sửa sang gì đều phải được sự đồng ý của Ban Quản lý tòa nhà. Nhiều lúc muốn sửa ngay nhưng chưa được sự đồng ý sẽ gây ra sự bức xúc, khó chịu.
– Vì ở chung với nhiều hộ gia đình khác trong một tòa nhà nên đôi khi phải nhường nhịn, tạo điều kiện cho nhau. Chẳng may mà nhà dưới bị dột, họ suốt ngày đòi vào nhà bạn để tìm hiểu nguyên nhân thì cũng phải thông cảm mà tạo điều kiện cho họ. Điện nước chung nên khi muốn sửa chữa sẽ khá phức tạp.
– Về vấn đề gửi xe, bạn phải phụ thuộc vào bảo vệ. Nếu bạn đi về khuya, trong khi bảo vệ lại chạy đi đâu mất thì bạn sẽ không thể tìm được chỗ gửi xe. Xe cộ để trong nhà xe chung nên trầy xước là không tránh khỏi.
– Vì ở chung với nhiều người, nên nếu cách âm không tốt, gia đình bạn dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng động từ nhà bên. Đặc biệt nếu như họ có trẻ nhỏ.
– Nhà chung cư thường tăng giá chậm hơn nhà đất. Do đó, lựa chọn đầu tư vào nhà chung cư thường không phải là lựa chọn khôn ngoan.
– Sổ đỏ, sổ hồng thường nhận sau 1 thời gian, đôi khi hơi dài vài năm mới có.
– Khi gia đình đông người, con lớn hơn, nhà có người già, bạn bắt đầu thấy chật chội.
– Nguy cơ cháy nổ, lụt, ngập chỗ gửi xe có thể cao hơn so với nhà riêng
– Rủi ro chủ đầu tư không bàn giao nhà, không gian sử dụng chung bị chiếm đoạt…
– Đôi khi hơi phức tạp và bất tiện với việc hiếu hỉ…
– Nhà xuống cấp theo thời gian, bạn thử tưởng tượng sau 30-50 năm nữa thì công trình chung cư sẽ thế nào.
II. Nhà đất
1. Ưu điểm
– Sổ đỏ, sổ hồng cầm tay ngay. Tính kiểm soát cao.
– Cùng tầm tiền, tổng diện tích có thể lớn hơn chung cư:
Ví dụ : 35m2 x 3 tầng = 105m2 còn chung cư được 70m2-80m2
– Vì là sở hữu của riêng bạn và gia đình nên bạn tự do làm điều mình thích. Bạn muốn sửa sang, cơi nới hoặc tổ chức bạn bè nhậu nhẹt, karaoke suốt đêm cũng không ai có ý kiến gì.
– Vì đây là tài sản đích thực của bạn, bạn muốn sửa chữa đập phá gì cũng không phải xin phép ai, bạn có thể xây theo bất cứ thiết kế nào bạn thích.
– Không phải trả bất kỳ chi phí nào như ở chung cư. Ví dụ chi phí bảo trì, thang máy, vệ sinh, bảo vệ, gửi xe, ánh sáng, cây xanh…
– Nếu có điều kiện mua đất rộng, bạn sẽ có khu vườn nhỏ của riêng mình.
– Nhà đất có tính riêng tư hơn. Nếu vợ chồng bạn có to tiếng thì cũng không ai biết. Còn nếu ở chung cư, các phòng sát vách nhau, nói hơi to một chút bên kia cũng sẽ nghe thấy.
– Giá cả thường có thể tăng giá theo thời gian hoặc giữ giá tốt hơn chung cư. Nhiều trường hợp tăng gấp vài lần còn chung cư thì đứng im hoặc giảm giá.
– Trong cùng một khu vực, giá đất thường đắt gấp đôi, gấp ba so với giá nhà chung cư.
2. Nhược điểm
– Nếu cùng 1 tầm tiền như chung cư thì có thể vị trí hơi xa trung tâm
– Ít hoặc xa các dịch vụ, tiện ích.
Ví dụ uống cốc café, ra siêu thị cần lấy xe máy đi ra vài trăm mét đến vài km (chung cư thì đi bộ được)…
– Xung quanh không nhiều tiện ích bằng chung cư: trường học, bệnh viện, khu vui chơi….
– Đôi khi dân trí xung quanh hơi thấp khiến hơi nhức đầu
– Ngõ ngách, hẻm bé hơn. Chỗ để xe chật hơn nếu đông người đến chơi.
– Nếu có ô tô có thể hơi bất tiện việc gửi xe xa và đi bộ về nhà.
Nhà chung cư hay dưới đất đều tốt nếu môi trường sống, hạ tầng kỹ thuật & hạ tầng xã hội đảm bảo. Mỗi loại đều có những ưu và khuyết điểm, quan trọng là chúng có phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi của gia đình bạn hay không.
Ví dụ, khi bạn còn trẻ, cuộc sống và công việc lôi cuốn bạn nên nhà chung cư có vẻ hợp với bạn hơn do an ninh tốt hơn khi bạn vắng nhà, những em bé của bạn có môi trường sống trong 1 không gian rộng hơn…
Ngược lại, khi bạn nhiều tuổi thì cuộc sống ở chung cư nhiều khi dễ gây cảm giác buồn chán, không gian im ắng đến lạnh lùng, nhiều khi thèm được nghe tiếng người qua lại, tiếng xe cộ. Lúc đó, nhà đất mới là lựa chọn lý tưởng.
Ngoài ra, dù bạn mua nhà chung cư hay nhà riêng thì trước hết bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những vấn đề sau để tránh phải những quyết định sai lầm không đáng có:
+ Hướng nhà (hợp hướng, hợp tuổi, không bị nóng…)
+ Chất lượng xây dựng
+ Pháp lý tài sản có sổ hồng, sổ đỏ hay không
+ Vị trí so với nơi bạn làm việc, con cái đi học, sinh hoạt
+ Dòng tiền (tiền cho thuê) thì tùy tài sản và tùy vị trí
+ Giá mua so với giá thị trường
+ Phong thủy
+ Chủ đầu tư: có uy tín lâu năm hay không, đã xây dựng được bao nhiêu công trình đối với mua nhà chung cư, còn đối với mua nhà riêng thì phải xem chủ nhà có dễ tính không, hàng xóm láng giềng thế nào? Khu phố lối xóm có an ninh trật tự không? Có bị rơi vào quy hoạch không? Khả năng sinh lời có không?
Nói tóm lại, việc mua 1 căn nhà để đầu tư hay để ở đòi hỏi rất nhiều công sức nghiên cứu tỉ mỉ, không phải là chuyện đơn giản, bạn càng nghiên cứu kỹ lưỡng thì bạn sẽ ít gặp phải những điều không mong muốn. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá kỹ đến mức đánh mất cơ hội vào tay người khác.
8 kinh nghiệm người mua căn hộ chung cư không nên bỏ qua
Chung cư đã và đang trở thành xu thế lựa chọn của nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt là gia đình trẻ, bởi những tiện ích mà nó mang lại.
Tuy nhiên, chọn mua một căn hộ tốt không phải chuyện dễ dàng đối với người thiếu kinh nghiệm. Người mua cần lưu ý 8 điều sau để có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất!
1. Xác định vị trí chung cư
Căn hộ chung cư có vị trí tốt khi nó đảm bảo thuận tiện cho nhu cầu cơ bản của bạn và gia đình (đi lại, sinh hoạt, làm việc…). Không dễ để tìm một dự án khu chung cư có vị trí thuận lợi với giá “mềm”, bởi phân khúc căn hộ dưới 1 tỉ đồng thường nằm ở khá xa trung tâm thành phố.
Vì vậy, bạn cần cân đối tài chính và nhu cầu để chọn mua căn hộ phù hợp. Nên xem xét vị trí gần các tiện ích như chợ, trường học, nơi làm việc… Lưu ý quan sát lượng giao thông quanh khu chung cư, nhất là vào các giờ cao điểm xem có xảy ra ách tắc không, tránh gặp phải phiền toái trong vấn đề di chuyển sau này.
2. Kiểm tra pháp lý
Nếu mua căn hộ chung cư đang xây dựng, bạn cần tìm hiểu rõ lai lịch của khu đất, xem dự án đó có đang thế chấp hay không. Nếu dự án đang thế chấp mà bạn quyết định ký kết hợp đồng mua bán thì phải yêu cầu chủ đầu tư cung cấp giấy tờ đã giải chấp đối với căn hộ của mình.
Ngoài hồ sơ pháp lý của dự án, người mua cần xem kỹ hợp đồng mua bán. Các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng, dễ hiểu, có thỏa thuận về các phụ phí dịch vụ, tiến độ thanh toán, thẩm quyền của các bên…
3. Tìm hiểu cặn kẽ về chủ đầu tư
Đừng quá tin vào những lời mật ngọt mà môi giới rót vào tai bạn. Trước khi mua căn hộ chung cư, bạn phải tìm hiểu tên, năng lực của chủ đầu tư, giấy phép đầu tư và xây dựng của dự án.
Nếu là người “ăn chắc mặc bền”, bạn nên dành thời gian để đến quan sát tiến độ xây dựng (trường hợp mua căn hộ chung cư chưa hoàn thiện), thăm hỏi người dân đã và đang sống trong chung cư đó về mức độ hài lòng (trường hợp mua căn hộ chung cư có sẵn).
4. Đánh giá tiện ích nội, ngoại khu
Ưu thế khi sống trong chung cư là bạn sẽ được sử dụng rất nhiều tiện ích ngoại khu như công viên, trung tâm thương mại… Tuy nhiên, với sự phát triển bùng nổ của các dự án, không thiếu những khu chung cư chỉ đáp ứng được nhu cầu về nhà ở mà bỏ qua yếu tố này, thậm chí xây sát mặt đường và cắt hoàn toàn khu vui chơi cho trẻ…
Về tiện ích nội khu, người mua cần lưu ý các thông tin về số thang máy, thang thoát hiểm, mức độ hoạt động ổn định của các thang… bởi đó là những tiện ích thiết thân mà bạn sẽ sử dụng trong tương lai.
Mật độ căn hộ cũng là yếu tố cần lưu tâm khi bạn xem xét mua một căn hộ chung cư. Mật độ phù hợp và phổ biến hiện nay là 8 căn hộ/sàn. Nếu lớn hơn con số này tức là số lượng dân cư ở mức dày, dễ dẫn tới tình trạng xếp hàng chờ đợi khi sử dụng các tiện ích chung, gây quá tải cho việc vận hành các dịch vụ kỹ thuật.
5. An ninh là tiêu chí quan trọng
Bạn cần quan sát xem chung cư đó có được trang bị hệ thống phòng chống cháy nổ chuẩn chỉnh không, cách quản lý việc ra vào chung cư ra sao, có hệ thống camera giám sát hay hệ thống báo động khi có tình huống khẩn cấp không… Tự mình đi khảo sát, trò chuyện, hỏi đáp những cư dân đang sống tại khu chung cư là cách tốt nhất để bạn có thể thu thập thông tin này.
6. Khu vực gửi xe
Theo quy định do Bộ Xây dựng ban hành từ năm 2013, cứ 100m² diện tích sử dụng của căn hộ, chủ đầu tư phải dành 20m² diện tích làm chỗ đậu xe, gồm cả lối đi. Song thực tế, nhiều chung cư lại thiết kế khu giữ xe quá nhỏ, không đáp ứng hết được nhu cầu của cư dân. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ xem khu vực gửi xe của chung cư có thuận tiện không? Có đảm bảo an toàn không? Có giới hạn số lượng xe hay mức phí thế nào?…
7. Thương lượng giá cả
Qua Internet hay các sàn giao dịch, không khó để bạn tìm hiểu mức giá chung của các dự án ở từng khu vực. Trong trường hợp người bán đưa ra mức giá cao hơn mức giá thật, những thông tin trên sẽ giúp bạn tự tin thương lượng.
Với những khách hàng chưa sẵn sàng về mặt ngân sách, có thể xem xét những chính sách hỗ trợ như trả góp hoặc trả theo đợt của chủ đầu tư.
Ngoài ra, số tiền ngân hàng cho vay tối đa khi mua căn hộ chung cư có thể lên đến 70-80% giá trị hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng chi trả, bạn chỉ nên mua một căn hộ khi đã có trong tay ít nhất 50% giá trị căn nhà, 50% còn lại có thể vay ngân hàng. Nói cách khác, bạn nên chọn gói vay làm sao để chỉ phải trả lãi khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng.
8. Những căn hộ chung cư nên tránh
Bạn nên tránh mua căn hộ chung cư có phòng bị bịt kín (không có cửa sổ hướng ra ngoài, thiếu thông thoáng), căn hộ gần chỗ đổ rác (có thể mất vệ sinh), gần thang máy (thường xuyên có người qua lại, đông đúc và ồn ào)…
Xét theo những điều kiêng kị trong phong thủy, người mua nên tránh những căn chung cư có hình dạng méo mó, vừa khó bài trí gọn gàng vừa không tốt cho tài lộc. Về hướng nhà, bạn nên chọn căn hộ có mặt quay về hướng Nam hoặc Đông Nam để đón được gió mát và ánh sáng ổn định hơn.
Thời hạn sử dụng chung cư là bao lâu?
Theo quy định tại điều 123, luật Nhà ở 2014: “Việc mua bán nhà ở phải lập thành hợp đồng có công chứng. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bán thực hiện bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với nhà ở đó trong một thời hạn nhất định cho bên mua”.
Tại khoản 1 điều 98, luật Nhà ở 2014 quy định: “Nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị của nhà chung cư khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường”.
Về mức độ phân hạng cần căn cứ theo thông tư 31/2016/TT-BXD, theo đó, mỗi công trình căn hộ được phân thành 3 hạng A, B, C, tùy vào mật độ xây dựng, khả năng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng đô thị, bình quân diện tích sử dụng căn hộ trên số phòng ngủ tối thiểu,…
Việc phân hạng chung cư được cơ quan quản lý công nhận sẽ tránh việc tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến mức giá dịch vụ, quản lý chung cư. Đây là cơ sở để áp dụng mức giá dịch vụ quản lý, vận hành chung cư theo khung giá đã được UBND cấp tỉnh ban hành.
Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo đó cũng được phân thành nhà chung cư sở hữu lâu dài và nhà chung cư sở hữu có thời hạn, tùy thuộc vào phân loại công trình, chất lượng công trình đối với từng dự án đầu tư và được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Cũng như những tài sản khác, khi trải qua một thời gian dài sử dụng, do các tác động khách quan từ thiên nhiên và tác động chủ quan từ phía người sử dụng, các căn hộ chung cư đến lúc sẽ xuống cấp, hư hỏng, nếu tiếp tục sử dụng sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, nhà chung cư được kiểm định căn cứ vào cấp công trình xây dựng.
Niên hạn sử dụng nhà chung cư
Khoản 1, điều 99, luật Nhà ở 2014 quy định: “Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư”.
Cách tính thời hạn theo cấp công trình xây dựng dựa trên phụ lục phân cấp các loại công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ xây dựng, quy định:
Công trình cấp 4 có niên hạn sử dụng dưới 20 năm;
Công trình cấp 3 có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;
Công trình cấp 2 có niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;
Công trình cấp 1 và công trình đặc biệt có niên hạn sử dụng trên 100 năm.
Khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý.
Việc tổ chức kiểm định cũng được thực hiện trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng (Khoản 2 Điều 99 Luật Nhà ở 2014).
Quy định về thời hạn sử dụng chung cư phụ thuộc vào cấp công trình như trên đã phần nào tạo thêm cơ hội cho chính sách đầu tư vào thị trường bất động sản của các nhà đầu tư, đồng thời cũng khuyến khích các họ mạnh dạn trong việc bỏ đồng vốn xây dựng các công trình có chất lượng, phù hợp quy chuẩn, qua đó đem lại cuộc sống an toàn, bền vững cho các hộ dân.
Hết niên hạn sử dụng nhà chung cư
Tại điểm a, khoản 2, điều 99, luật Nhà ở 2014 có quy định trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định. Trừ trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
Còn đối với trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo UBND cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở. Nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 điều 99 luật nhà ở 2014 khi hết niên hạn sử dụng nhà ở.
Cũng theo quy định tại khoản 3 của bộ luật này, trong trường hợp nếu khu đất có nhà chung cư vẫn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu được cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới.
Nếu khu đất có nhà chung cư không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở thì chủ sở hữu nhà chung cư phải bàn giao lại nhà chung cư này cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy hoạch được duyệt.
Quyền lợi của người có quyền sở hữu nhà chung cư
Tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở) có quy định các chủ sở hữu có nhà chung cư thuộc diện phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì được bố trí tái định cư.
Việc bố trí tái định cư bằng nhà ở được thực hiện thông qua hợp đồng cho thuê, cho thuê mua, mua bán nhà ở ký giữa người được bố trí tái định cư với đơn vị được giao bố trí tái định cư nếu do Nhà nước đầu tư; ký với chủ đầu tư dự án nếu do doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng.
Nếu chủ sở hữu không có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương mà được bố trí nhà ở, đất ở tái định cư theo quy định tại điều 36 của luật Nhà ở 2014. Trường hợp chủ sở hữu có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì được bố trí nhà ở mới có diện tích tối thiểu bằng hoặc lớn hơn diện tích nhà ở cũ.
Trường hợp Nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì chủ đầu tư dự án phải lo chỗ ở tạm thời hoặc thanh toán tiền để người được tái định cư tự lo chỗ ở trong thời gian cải tạo, xây dựng lại.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và chủ sở hữu thỏa thuận đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì việc bố trí chỗ ở tạm thời của chủ sở hữu trong thời gian cải tạo, xây dựng lại cũng như việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
Khi nhà nước đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mà có chênh lệch về giá trị giữa nhà ở cũ và nhà ở mới thì việc thanh toán giá trị chênh lệch được thực hiện theo phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt.
Như vậy, quyền lợi của chủ sở hữu căn hộ chung cư đã được đảm bảo hơn. Qua đó, các hộ gia đình, cá nhân sẽ an tâm hơn khi lựa chọn nhà chung cư làm nơi an cư lạc nghiệp.